Bệnh phổi
Viêm phổi là bệnh thường gặp và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ tỷ lệ tử vong do viêm phổi càng cao. Đa số các trường hợp viêm phổi là do virus gây ravàkhông có thuốc điều trị đặc hiệu. Xử lý bệnh chủ yếu dựa vào chăm sóc đúng cách và giải quyết triệu chứng (sốt, ho, ngạt mũi…). Nếu được chăm sóc tốt, trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh.
1.Tại sao trẻ bị Viêm phổi?
Nguyên nhân:
– Virus: các virus thường gặp là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, á cúm, Adenovirus. Giao mùa là thời điểm virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh.
– Vi khuẩn: có nhiều loại.
– Ký sinh trùng, nấm: thường gặp là nấm Candida albicans gây tưa miệng có thể gây viêm phế quản phổi.
Yếu tố thuận lợi:
– Hoàn cảnh kinh tế – xã hội không thuận lợi về các mặt như tiện nghi, nguồn nước, nhà vệ sinh, chăm sóc sức khỏe ban đầu…
– Môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh, ô nhiễm không khí trong nhà.
– Trong gia đình có người mắc bệnh lao, hút thuốc lá.
– Không biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ: không bú mẹ, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu kẽm… , không được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.
– Trẻ đẻ non, cân nặng thấp khi sinh, dị tật bẩm sinh tại đường hô hấp, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải …
– Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột.
2.Biểu hiện của bệnh viêm phổi là gì?
Các biểu hiện thường rất đa dạng và phức tạp:
– Giai đoạn sớm: có thể chỉ có sốt nhẹ, ho húng hắng, chảy nước mắt và nước mũi, khò khè, ăn kém, bỏ bú, quấy khóc…
– Giai đoạn sau: trẻ không được điều trị đúng và theo dõi sát có thể diễn biến nặng hơn với biểu hiện sốt cao, ho tăng lên, có đờm, khó thở, thở nhanh, rút lõm lồng ngực, bỏ bú hoặc bú kém, tím môi, tím đầu chi…
– Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng.
Lưu ý: Xác định trẻ có thở nhanh hay không bằng cách đếm nhịp thở của trẻ trong đủ 1 phút. Trẻ được coi là thở nhanh nếu:
- Trẻ < 2 tháng tuổi, nhịp thở > 60 lần/phút.
- Trẻ 2 – 11 tháng tuổi, nhịp thở > 50 lần/phút.
- Trẻ 12 – 60 tháng tuổi, nhịp thở > 40 lần/phút.
3.Cách chăm sóc và điều trị bệnh viêm phổi
Việc lựa chọn thuốc điều trị cho trẻ bị viêm phổi còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và do bác sĩ quyết định. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho điều trị cho con tại nhà. Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp trẻ bị viêm phổi do virus. Ho là phản xạ tốt để tống xuất chất đờm ra khỏi đường thở, làm thông thoáng đường thở nên không cho trẻ uống thuốc giảm ho khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Một số cách chăm sóc hiệu quả mà cha mẹ có thể làm giúp trẻ nhanh khỏi bệnh như sau:
3.1.Hạ sốt cho trẻ
– Chườm ấm tích cực (nhiệt độ nước chườm được xác định bằng cách nhúng cùi chỏ của người lớn vào chậu nước, nếu thấy ấm là được).
– Nếu trẻ sốt ≥ 38,5°C, cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
3.2.Vỗ lưng và giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả
– Phương pháp vỗ lưng cho trẻ khi bị ho có đờm sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản long ra và thải ra ngoài dễ dàng. Thực hiện vỗ lưng tốt nhất là trước bữa ăn hoặc sớm nhất là 1 giờ sau khi ăn để tránh gây nôn, bằng cách gập bàn tay của bạn ở chỗ cổ tay rồi khum bàn tay lại. Giữ cho ngón cái ép vào ngón trỏ. Vỗ bên trái rồi sang bên phải, khoảng 3-5 phút ở mỗi khu vực. Chú ý không vỗ vào vùng dạ dày, xương ức hay xương sống.
Hình ảnh: Tư thế bàn tay đúng khi vỗ lưng
– Hướng dẫn trẻ ho:
Ho làm thông thoáng đường thở, đẩy chất xuất tiết ra khỏi phổi. Với trẻ lớn, yêu cầu các cháu ho sau khi được vỗ ở từng khu vực. Khi trẻ chưa ngừng ho thì chưa được vỗ tiếp. Thực hiện các bước sau:
- Cho trẻ ngồi dậy, đầu ngả nhẹ về phía trước.
- Hít vào.
- Mở miệng và thót cơ bụng để ho thật sâu, không ho ở cổ họng.
- Hít vào lần nữa
- Tiếp tục ho cho tới khi khạc được đờm ra ngoài.
- Đối với trẻ nhỏ, điều dưỡng có thể dùng máy hút đờm dãi ra khỏi hầu họng khi trẻ không tự ho khạc ra được.
3.3.Vệ sinh và chế độ ăn cho trẻ
– Vệ sinh:
- Vệ sinh mũi miệng:Dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi rồi vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng. Nếu dùng khăn xô thì phải đặc biệt chú ý giữ vệ sinh khăn. Việc dùng đi dùng lại khăn xô đã nhiễm bẩn và không được giặt sạch sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn/ virus bám trên khăn quay trở lại cơ thể bé.
- Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ.Người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ khi chăm sóc và chuẩn bị đồ ăn cho trẻ.
– Chế độ ăn:
- Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm, dễ tiêu, dễ nuốt.
- Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn bình thường, không nên ép trẻ ăn hết phần thức ăn cha mẹ đã chuẩn bị.
- Có thể dùng quất hấp mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, chanh cho trẻ uống để giảm
4.Cách phòng bệnh
– Vệ sinh sạch sẽ, tránh lây lan. Không hút thuốc, đun nấu trong phòng có trẻ nhỏ. Cách ly trẻ với người bị bệnh để tránh lây lan thành dịch.
– Nơi ở đủ ánh sáng, thoáng mát, lưu thông không khí tốt. Nếu sử dụng điều hòa thì nên điều chỉnh sao cho chênh lệch nhiệt độ trong nhà và ngoài trời từ 5 – 7°C để trẻ có thể thích ứng được.
– Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các vắc-xin như bạch hầu – ho gà – uốn ván, Hemophilus influenzae typ B (Hib), phế cầu, cúm…
– Phát hiện sớm các biểu hiện sớm của bệnh viêm đường hô hấp nói chung như: ho, sốt, chảy nước mũi, khó thở… và các rối loạn khác như tiêu chảy, ăn kém, chậm tăng cân… để chăm sóc và điều trị kịp thời.
– Đảm bảo cho trẻ có một sức khỏe tốt. Khi mang thai, bà mẹ phải khám thai đầy đủ, đảm bảo thai nhi phát triển tốt, có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng như protid, lipid, các loại vitamin, muối khoáng… Nên cho trẻ bú mẹ từ ngay sau khi sinh đến 2 tuổi để cơ thể trẻ phát triển toàn diện và khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn.
5.Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay?
Khi trẻ ho, sổ mũi có kèm theo một trong những dấu hiệu sau đây phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện:
– Có lõm ngực (phần giữa bụng và ngực lõm vào khi trẻ hít vào).
– Thở mệt, cánh mũi phập phồng, tím tái.
– Thở khò khè hay thở rít khi nằm yên.
– Không uống được, co giật hoặc li bì khó đánh thức.
Lao phổi không phải là bệnh di truyền nhưng có khả năng lây lan với mức độ rất nhanh. Do chủ quan nên nhiều người bệnh đã vô tình lây bệnh cho những người xung quanh mà không biết. Vi khuẩn lao vào cơ thể qua đường hô hấp là chủ yếu, khi bệnh nhân lao phổi ho, hắt hơi sẽ phát tán các vi khuẩn ra không khí, lây lan cho người bình thường.
Trường hợp của bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh lao phổi thì rất có nhiều khả năng bạn cũng bị lây nhiễm. Tuy nhiên nếu biết cách phòng bệnh hiệu quả thì sẽ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Để phòng bệnh lao lây truyền, bạn cần chú ý hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Đeo khẩu trang khi thăm nom, chăm sóc người bệnh. Vệ sinh cá nhân, tay chân sạch sẽ sau khi đã tiếp xúc với người mắc lao phổi.
Giữ vệ sinh môi trường : Ở thông thoáng, khạc đờm đúng cách, thường xuyên phơi nắng: chiếu, chăn, màn…Nếu trong gia đình có trẻ nhỏ và người già cần cách ly hoàn toàn với người mắc bệnh.
Khi có nghi ngờ mắc bệnh lao cần phải đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm phát hiện sớm bệnh. Từ đó có biện pháp xử trí đúng, kịp thời, hiệu quả.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì mẹ bạn cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp nhằm tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh ra khỏi cơ thể.
Tăng cường chất dinh dưỡng (thịt, cá, trứng…), tăng cường hoa quả tươi và rau xanh có nhiều vitamin, đặc biệt là các hoa quả có vị chua (cam, bưởi…) giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bổ sung những vi khuẩn có lợi cho hoạt động tiêu hóa như khoai lang. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin K như gan, rau xanh. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6 như đỗ, đậu, chuối…
Người bệnh lao phổi cần chú ý theo dõi tình trạng bệnh tại nhà và tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp.
Chào bạn,
Những dấu hiệu mà mẹ bạn đang gặp phải là triệu chứng của biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường. Đây là biến chứng rất thường gặp, thời điểm ban đầu có thể chỉ là những cảm giác như tê bì, châm chích chân tay, nhưng nếu không được điều trị, bệnh diễn tiến nặng hơn sẽ làm giảm, thậm chí là mất hoàn toàn khả năng nhận biết đau, nóng và lạnh. Biến chứng thần kinh ngoại biên rất dễ dẫn tới nguy cơ đoạn chi vì nó làm giảm khả năng phát hiện tổn thương bàn chân, bàn tay ở người bệnh tiểu đường.
Để làm giảm các triệu chứng này, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc của bác sĩ, ăn uống hợp lý, tập luyện đều đặn, mẹ bạn hoàn toàn có thể kết hợp sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường. Trong thành phần của sản phẩm có chứa bộ 3 chất chống oxy hóa mạnh là Alpha lipoic acid – Nhàu – Câu kỷ tử sẽ giúp dọn dẹp các “rác thải” sinh ra do rối loạn chuyển hóa đường – là yếu tố căn nguyên gây nên biến chứng của bệnh. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa các thảo dược giúp tăng cường chức năng tuyến tụy, giảm tính đề kháng insulin (hormon quan trọng tham gia vận chuyển đường vào tế bào, làm giảm đường máu) nên giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
Dưới đây là chia sẻ của một số người bệnh tiểu đường tuýp 2 đã giảm được tê bì, châm chích khi sử dụng Tpcn Hộ Tạng Đường, bạn có thể tham khảo thêm:
Chúc mẹ bạn chóng khỏe!
Chào bạn,
Lá bằng lăng được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Y học dân gian để trị bệnh tiểu đường ở các nước Đông Nam Á. Về hiệu quả thực sự của lá bằng lăng, trường Đại học Y khoa Sakura, Nhật Bản đã tiến hành lấy dịch ép nước lá này cho người bệnh tiểu đường sử dụng. Trong quá trình theo dõi, nhóm nghiên cứu thấy rằng, chỉ sau 60 phút sử dụng, đường huyết đã có dấu hiệu giảm. Hoạt động này được cho rằng có liên quan đến nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm tăng cường hấp thu glucose từ máu vào tế bào, làm giảm hấp thu đường sucrose (đường mía) và tinh bột nên không làm tăng đường huyết sau ăn. Đồng thời dịch ép nước lá bằng lăng còn có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm và đặc biệt là có tác dụng tốt trong quá trình chuyển hóa lipit, làm giảm các chỉ số cholesterol xấu và cholesterol toàn phần.
Tương tự như vậy, hạt é là một loại hạt của cây húng quế (hay còn gọi là cây é), nhỏ như hạt vừng, có màu đen. Khi ngâm với nước, nhờ có nhiều chất xơ hòa tan mà dung dịch này sẽ giúp làm chậm hấp thu đường sau ăn, làm tăng cảm giác no nên có thể giảm được cân nặng. Tương tự như các loại rau, củ có độ nhớt như đậu bắp, rau đay, tầm tơi… thì đây cũng là một thức uống tốt cho người bệnh tiểu đường.
Trên thực tế, nếu bạn để ý sẽ thấy có rất nhiều các loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ trị bệnh tiểu đường nhờ mang lại hiệu quả là hạ đường huyết và giảm mỡ máu. Nhưng để tạo được một công thức toàn diện, sẽ cần phải phối hợp thêm nhiều thành phần khác nhau, và tính toán với liều lượng chính xác, sao cho phù hợp với phần đông người Việt Nam. Thay vì sử dụng các thảo dược chưa được tinh chế này, để dễ dàng hơn bạn có thể lựa chọn những sản phẩm bổ trợ cho bệnh tiểu đường cũng có thành phần chính từ thảo dược, được nhiều người bệnh tin dùng cho hiệu quả tốt chẳng hạn như Tpcn Hộ Tạng Đường. Bởi hiệu quả mà sản phẩm mang lại đã được ghi nhận bởi nhiều người bệnh qua những chia sẻ dưới đây:
Chúc bạn mạnh khỏe!
Chào bạn,
Chế độ ăn khoa học là một trong những phương pháp điều trị không dùng thuốc mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh thận, hoặc suy thận do tiểu đường. Khi bạn được chẩn đoán bị suy thận, điều đó có nghĩa là thận đã bị yếu kém, thậm chí là mất chức năng đào thải một số các thành phần như nước, protein, các chất điện giải. Để làm chậm được quá trình hư hại của thận, ngăn không cho bệnh diễn tiến ngày một xấu đi, trong chế độ ăn, hoặc uống hàng ngày, bạn cần hạn chế các chất điện giải (ví dụ như kali, natri, photpho và canxi), nước và protein.
Trên thực tế, tùy thuộc vào mức độ suy thận của bạn, việc hạn chế lượng protein và các chất điện giải sẽ là khác nhau. Ngay tại thời điểm này, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng lên một kế hoạch cụ thể trong chế độ ăn hàng ngày, để đảm bảo vẫn cân bằng đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, nhưng vẫn phải tốt cho quả thận.
Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số lời khuyên giúp bạn lựa chọn thực phẩm dễ dàng hơn:
– Hạn chế lượng protein: Nguyên nhân được giải thích bởi khi ăn quá nhiều protein, thận phải làm việc chăm chỉ hơn để đào thải bớt protein ra ngoài, do đó, sẽ khiến bệnh nặng nề hơn. Bạn nên hạn chế các thực phẩm có chứa nhiều chất đạm như thịt, gia cầm (gà), cá, trứng, sữa (chế phẩm từ sữa, sữa chua, phomai). Thay vào đó, bạn nên lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng protein thấp hơn trong bánh mì đen, các loại trái cây có chỉ số đường huyết thực phẩm GI thấp (táo, bưởi, xoài), các loại gạo lứt, rau củ quả có nhiều chất xơ hòa tan (đậu bắp, cà chua, khoai lang)
– Hạn chế photpho: Photpho là một khoáng chất được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm, trong cơ thể, nó cùng với canxi và vitamin D giữ cho hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh. Bình thường,thận có chữa năng đào thải photpho ra khỏi cơ thể, nhưng khi bị suy thận, photpho không được đào thải tích tụ trong máu có thể dẫn tới gẫy xương, loãng xương. Thực phẩm có chứa nhiều photpho bạn nên kiêng là sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại đậu Hà Lan, các loại hạt và ngũ cốc. Photho cũng chứa nhiều trong nước uống cacao, bia và nước ngọt. Thay vì đó, bạn nên lựa chọn bánh mỳ Ý hoặc Pháp, ngô, lúa mì…
– Hạn chế muối: Muối có chứa nhiều natri, khi ăn quá nhiều sẽ gây giữ nước trong cơ thể, làm tăng huyết áp, ảnh hưởng xấu tới thận. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh thận không nên tiêu thụ quá 1500mg natri mỗi ngày (tương đưng với 3.75 gam muối, 0.75 thìa cà phê). Để hạn chế muối bạn nên: đừng cho thêm muối làm gia vị cho các bữa ăn, thay vào đó bạn có thể dùng các loại thảo mộc, nước chanh để làm hương vị; không nên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp bởi chúng có hàm lượng muối cao; không sử dụng giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, thịt đóng hộp; tránh các thực phẩm như ô mai, dưa chua, cà muối…
– Hạn chế kali: các thực phẩm có nhiều kali bạn nên tránh gồm bơ, chuối, dưa hấu, cam, mận, nho khô, atiso, bí, rau cải bó xôi, cà chua, khoai tây… Nên chọn táo, quả việt quất, nho, dứa, dâu tây, , hành tây, ớt chuông, …
– Hạn chế nước: nước rất cần cho sự sống, nhưng với người bệnh suy thận cần phải hạn chế nước vì nó sẽ làm gia tăng gánh nặng cho thận. Tùy thuộc vào mức độ suy thận mà có những giới hạn khác nhau, khi suy thận nhẹ có thể chưa cần quá nghiêm ngặt, khi suy thận nặng chỉ nên giới hạn trong khoảng 500ml nước/ ngày bao gồm tổng cả lượng nước uống và tiêm truyền.
Bệnh tiểu đường tuyp 2 là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến suy thận. Lý do được giải thích bởi đường máu tăng cao đã làm tổn thương hệ vi mạch (mạch máu nhỏ) và dây thần kinh có nhiệm vụ hỗ trợ chức năng thận. Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, bạn cũng cần phải kiểm tra đường huyết thường xuyên, tập luyện thể dục và dùng thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng tiểu đường như Tpcn Hộ Tạng Đường. Sản phẩm có chứa Mạch môn – một thảo dược truyền thống đã được nghiên cứu có khả năng cải thiện biến chứng suy thận do tiểu đường hiệu quả nhờ bảo vệ hệ vi mạch và ngăn ngừa xơ hóa các tổ chức cầu thận. Bên cạnh đó, các thành phần như Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn giúp phục hồi chức năng tuyến tụy (tuyến tiết insulin), tăng tính nhạy cảm của insulin với tế bào nên giúp ổn định đường huyết tự nhiên, bền vững.
Dưới đây là chia sẻ của một người bệnh bị biến chứng thận do tiểu đường sử dụng sản phẩm có hiệu quả, bạn có thể tìm hiểu thêm:
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Chào bạn,
Nếu chỉ số đường huyết của bạn là đo khi nhịn đói 8 tiếng là 6.4mmol/l, thì điều đó cho thấy bạn đang đứng bên thềm của bệnh tiểu đường, được gọi là giai đoạn tiền tiểu đường, tên khác là rối loạn dung nạp glucose. Ở giai đoạn này, các dấu hiệu cảnh báo chưa rõ ràng, nên có thể chưa xuất hiện các triệu chứng đặc hiệu như: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy sút cân.
Khi bị tiền tiểu đường, các bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh về chế độ ăn, luyện tập để kiểm soát đường huyết và tái khám lại sau 15-30 ngày. Nếu đường huyết không trở về bình thường, bạn có thể được bác sĩ cho sử dụng thuốc hạ đường huyết là Metformin.
Tiểu đường là căn bệnh mạn tính, đến nay cũng chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm nó. Nhưng thuốc và sự quyết tâm của người bệnh trong việc tập luyện, ăn có kiểm soát và sự hiểu biết về bệnh, sẽ giúp người mắc tiểu đường chung sống hòa bình suốt đời với bệnh.
Bạn rất may mắn vì phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, nên bạn có cơ hội để ngăn chặn tiền tiểu đường trở thành bệnh tiểu đường type 2. Nếu bạn đang dư cân, béo bụng, thì sự tập luyện sẽ giúp giảm cân và cải thiện chỉ số đường huyết. Nếu bạn đang mắc các bệnh cơ hội hay rối loạn chuyển hóa khác (như bệnh gút, tăng mỡ máu…), bạn cần được điều trị tốt các bệnh này.
Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng phải hợp lý: tăng cường rau củ quả tươi, giảm bớt tinh bột và đường. Sử dụng thêm Tpcn Hộ Tạng Đường mỗi ngày 4 viên, cũng là một lựa chọn tốt cho bạn để góp phần cải thiện chức năng tuyến tụy, làm giảm đề kháng insulin, ngăn ngừa tiến triển của bệnh tiểu đường.
Chúc bạn sức khỏe!
Chào bạn,
Trong dân gian ta vẫn đang lưu truyền bài thuốc từ cây lược vàng có thể chữa được bách bệnh. Từ viêm, mụn nhọt, ho, sổ mũi… cho đến các bệnh khó chữa hơn như tiểu đường, tim mạch, bệnh xương khớp, bệnh thận…
Các nhà khoa học Mỹ và Canada khi nghiên cứu về thành phần của cây lược vàng cho biết: trong thân cây lược vàng có nhiều nhóm chất có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, đặc biệt là có tác dụng kháng các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Nổi bật nhất là Quercetin, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ có khả năng chống bệnh phổ rộng như nhiễm trùng, viêm khớp, hen suyễn, bệnh tiểu đường và ngay cả ung thư.
Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh rõ ràng việc sử dụng lá lược vàng có thể chữa được bệnh tiểu đường. Trong cuốn sách nổi tiếng “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” cũng lưu ý người bệnh cần thận trọng khi sử dụng lược vàng, bởi dùng sai cách hoặc quá liều cũng có thể dẫn tới những tác hại cho cơ thể. Cho nên, nếu bạn muốn sử dụng lược vàng, bạn cần trao đổi lại cụ thể với bác sĩ để được hướng dẫn.
Bạn đã bị bệnh tiểu đường được 6 năm, với chỉ số đường huyết dao động từ 7-8mmol/l đang còn khá cao. Bạn nên xem lại chế độ ăn, uống, tập luyện của mình để đưa chỉ số đường huyết xuống dưới 7mmol/l. Bởi đường huyết tăng cao tuy không phải là tác nhân trực tiếp gây biến chứng, nhưng nó sẽ gián tiếp kích hoạt quá trình viêm mạn tính và stress oxy hóa, làm biến chứng tiểu đường nhanh chóng hình thành hơn.
Do đó, ở trường hợp của bạn, để điều trị tốt bệnh tiểu đường, nhiều nghiên cứu cho thấy các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có trong Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử sẽ giúp ổn định đường huyết, chống viêm và giảm stress oxy hóa hiệu quả, từ đó giúp cải thiện và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tuy cũng là thảo dược, nhưng những dược liệu trên đã được nghiên cứu, phối hợp cùng nhau trong một sản phẩm có tên là Tpcn Hộ Tạng Đường được cấp phép lưu hành trên thị trường nên bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.
Ra đời được 8 năm, sản phẩm Hộ Tạng Đường đã đồng hành cùng rất nhiều người bệnh trong cuộc chiến chống tiểu đường và biến chứng của bệnh. Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của họ qua đường link sau.
Chúc bạn mạnh khỏe!