Biến chủng Omicron: Nguy cơ và hy vọng

Biến chủng Omicron có đến 60 đột biến so với biến thể Vũ Hán ban đầu. Omicron có thể lây lan nhanh. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng, Omicron có thể là vaccine tự nhiên, là khởi đầu cho đoạn kết cơn ác mộng COVID-19.

Rất nhiều người có câu hỏi và lo ngại trước thông tin về biến chủng Omicron mời xuất hiện. Bài viết của TS.BS Trần Bá Thoại bao gồm những thông tin cập nhật về biến chủng Omicron.

Omicron đã lan đến 50 quốc gia trên thế giới

Ngày 11/11, có 120 mẫu xét nghiệm biến chủng SARS-CoV-2 “chưa từng thấy”, được gọi là B.1.1.529, đầu tiên được phát hiện ở Gauteng, Nam Phi. Đến 28/11, số bệnh nhân đã tăng vọt lên 2038 ca.

Ngày 25/11, Tulio de Oliveira, Giám đốc CDC Nam Phi, chuyển thông tin về biến chủng mới đến Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế và các nhà khoa học Nam Phi công bố những phát hiện của họ. Một ngày sau, 26/11, WHO đặt tên biến chủng là Omicron và nhanh chóng xếp vào danh sách “biến chủng đáng lo ngại”.

Đến nay, biến chủng Omicron đã lan đến 50 quốc gia trên thế giới. Các nhà khoa học cho biết, sẽ cần thời gian để theo dõi và phân tích về những đột biến của biến chủng Omicron này.

 

Biến chủng Omicron có đến 60 đột biến so với biến thể Vũ Hán ban đầu

Nguy cơ và lo ngại biến chủng Omicron

Biến chủng Omicron có đến 60 đột biến so với biến thể Vũ Hán ban đầu: 50 đột biến không mã hóa, 8 đột biến đồng nghĩa và 2 đột biến không mã hóa. Quan trọng là 32 đột biến về protein gai S, là yếu tố kháng nguyên chính của các loại vaccine. Nhiều đột biến trong số đó đã không được quan sát thấy ở các chủng khác.

Vì quá nhiều đột biến, các chuyên gia dịch tễ, lâm sàng rất lo ngại rằng Omicron có thể lây lan nhanh, trốn né miễn dịch và khả năng kháng vaccine.

Ngay từ đầu, WHO đánh giá Omicron là biến chủng “đáng lo ngại”. Ở Nam Phi, từ ngày 29 đến 3/12, số ca COVID-19 đã tăng gần 7 lần, lên tới hơn 16.000 ca/ngày. Đến 80% ca nhập viện là những người trẻ tuổi, nguy cơ tái nhiễm với Omicron cao hơn 3 lần so với Delta và Beta, may mắn là dù số ca nhiễm tăng mạnh, nhưng chưa ghi nhận ca tử vong nào do biến thể Omicron. Một số nghiên cứu cho rằng, Omicron lây lan gấp 5-6 lần Delta.

Đến nay, nhiều nghiên cứu, khảo sát đa trung tâm, đa quốc gia cho thấy các vaccine đang sử dụng vẫn có tác dụng phòng vệ với biến chủng Omicron này.

Hy vọng và viễn cảnh từ biến thể Omicron

Hiện có một số ý kiến “tích cực”, có cơ sở về sự xuất hiện biến chủng Omicron sau:

Tiến sĩ Anurag Agrawal, chuyên gia giải trình tự gen của Ấn Độ, nhận định “Bất kỳ nghiên cứu nào kết luận rằng biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao hơn 6 lần so với biến thể Delta là sai khoa học”; và dù biến chủng Omicron chứa những đột biến nguy hiểm, khả năng miễn dịch hiện tại bị suy giảm đáng kể trước biến thể mới. Tuy nhiên, việc sử dụng đồ thị để biểu thị khả năng lây truyền của Omicron là điều sai khoa học.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Omicron là khởi đầu cho đoạn kết cơn ác mộng COVID-19. Theo các chuyên gia này, biến chủng lây lan nhanh nhưng gây bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng cuối cùng sẽ “đánh biển người” chủng Delta và gây miễn dịch cộng đồng.

Đặc biệt, các chuyên gia Nga đưa ra nhận định đáng lưu tâm: “Biến thể Omicron có thể là vaccine tự nhiên”.

Trong 6 cách phát triển vaccine phông bệnh lây nhiếm, vaccine giảm độc lực là một trong số này. Đã có các vaccine giảm độc lực đang được sử dụng rộng rãi, điển hình nhất là vaccine ngừa bại liệt Sabin.

Liên tưởng đến vaccine ngừa đậu mùa, vaccine đầu tiên của nhân loại, do Edward Jenner phát minh bằng cách dùng virus đậu bò (cowpox), yếu hơn virus đậu mùa (smallpox) nhiều làm vaccine, các chuyên gia Nga hy vọng Omicron dễ lây nhiễm hơn nhưng nhẹ hơn, khiến chúng giống như một loại vaccine giảm độc lực, một chế phẩm có chứa virus sống nhưng đã yếu đi.

  • %POST_TITLE% - %VIEW_COUNT% lượt xem